Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha với nhiều yếu tố nổi bật

0
130
cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha

Ngày nay, máy phát điện hầu như là thiết bị không thể thiếu trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất để giải quyết tình trạng quá tải điện áp và mất điện thường xuyên. Đặc biệt các dòng máy phát điện 3 pha được sử dụng trong công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, những thông tin về cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha vô cùng hữu ích trong quá trình lựa chọn và bảo dưỡng máy phát điện. 

Tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha

Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây là dạng máy phát điện công nghiệp có công suất lớn chuyên phục vụ cho các dự án xây dựng, tòa nhà, bệnh viện, nhà máy,… những nơi cần tiêu thụ nguồn điện lớn.

Tùy vào nhiên liệu sử dụng, kiểu máy và thiết kế của các hãng, các tổ máy phát điện 3 pha có kích thước, trọng lượng khác nhau. Các tổ máy chạy dầu diesel và có vỏ chống ồn có hệ thống khung bệ, sắt xi dày nên tổ máy sẽ có kích thước và trọng lượng thường lớn hơn.

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm nhiều bộ phận khác nhau. Đầu tiên đó là máy có những điểm chung với các loại máy xoay chiều nói chung. Cụ thể đó là vỏ máy phát, giá đỡ, bộ chỉnh lưu. Cùng với đó không thể thiếu stato, roto và vòng tiếp điện, bộ điều tốc,…

Tuy nhiên trong đó có chức năng của stato và roto ở máy phát điện xoay chiều 3 pha có sự khác biệt. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về nguyên lý làm việc máy phát điện 3 pha. Điển hình đó là:

Roto: Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha thì bộ phận roto là phần cảm. Bộ phận này chính là thỏi nam châm quay quanh trục cố định. Nhờ lực quay cố định đó mà nó tạo ra từ trường biến thiên.

Stato: Trong máy phát 3 pha thì stato là phần ứng. Bộ phận này được tạo ra từ cuộn dây có kích thước giống nhau. Cùng với đó, số vòng của 3 cuộn cũng giống nhau. Song chúng lại được bố trí trên một vành tròn của stato theo vị trí lệch nhau một góc 120 độ.

Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện 

Vị trí đặt máy

Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha, bạn đã biết máy có thể bị nóng sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, tuyệt đối không đặt máy phát điện dưới hầm, trong nhà xe, trong nhà hay sàn nhà, những nơi khép kín và không đặt ở gần hệ thống thông gió.

Tránh đặt ở những vị trí có thể đưa khí CO2 độc hại vào trong nhà khi máy hoạt động bởi khí CO2 có thể gây ngạt thở và có khả năng gây tử vong.

Nên đặt ở những vị trí khô ráo, trên một mặt phẳng khi vận hành máy phát điện, vị trí thoáng gió và có mái che. Không để máy hoạt động trong điều kiện thời tiết mưa gió, ẩm ướt để tránh bị giật điện.

Kết nối thiết bị vào máy

Nên cắm trực tiếp các thiết bị sử dụng vào máy phát điện. Khi sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc thì sẽ cần đến ổ chia trung gian từ máy phát vì mỗi máy phát thường chỉ cắm có 1 ổ cắm đầu ra. Người sử dụng không cắm máy vào ổ cắm trên tường, điều này có thể làm nó trở thành máy biến thế, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Đồng thời, không sử dụng hết công suất mà chỉ nên sử dụng 70% đến 80% công suất của máy. Khi máy chạy được 50 đến 100 giờ thì cần thay nhớt cho máy.

Lưu trữ nhiên liệu

Chỉ sử dụng các nhiên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất quy định, dùng sai nhiên liệu sẽ khiến máy không hoạt động và có thể bị hư hỏng. Cần đổ đúng dung tích nhớt ghi trên máy. Không được giảm bớt vì thiếu nhớt sẽ làm trầy xước động cơ bên trong gây ra hư hại máy nhanh chóng.

Để có được một sản phẩm đủ tiêu chuẩn, bạn cần lựa chọn các sản phẩm máy phát điện của đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng với mức giá phải chăng. Không nên mua sản phẩm quá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn.

Hiện nay, Blue Air Việt Nam đảm bảo rằng sản phẩm tại đơn vị có thể đáp ứng được đúng và đủ các yêu cầu sử dụng của khách hàng và thị trường. Đồng thời, mang đến cho khách hàng những sản phẩm đa dạng, chất lượng và giá thành phù hợp.


Bài viết liên quan: